Trị viêm mũi dị ứng tại nhà có rất nhiều cách, tuy đơn giản nhưng nếu kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ mà nó đem lại. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một vài phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng:
Bạn có thể nhận diện viêm mũi dị ứng qua các dấu hiệu đơn giản sau:
- Chảy mũi: chảy mũi có thể ở một hoặc cả hai bên mũi, nước mũi thường không màu nhưng để thời gian dài sẽ chuyển sang vàng đục.
- Hắt hơi: người bệnh thường có những cơn hắt hơi liên tục khó kiểm soát.
- Ngạt mũi: dịch mũi ứ đọng gây tình trạng nghẹt mũi, nghẹt mũi làm người bệnh khó thở phải thở bằng miệng.
- Chảy nước mắt: khi cơ thể bị dị ứng nó không chỉ gây sưng viêm niêm mạc mũi mà còn ảnh hưởng đến cơ quan khác như mắt, da,… người bệnh sẽ cảm thấy ngứa mắt, sưng đỏ mí mắt và chảy nước mắt.
- Ngoài ra người bệnh còn bị đỏ nổi mẩn ngứa ở vùng xung quanh tai, cổ, ngứa cổ họng, ho. Kèm theo đó là đau đầu, người mệt mỏi và có thể sốt nhẹ. Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng gây ra không ít phiền toái, làm người bệnh mất tập trung trong công việc. Khi thấy những dấu hiệu trên bạn nên đi thăm khám để xác định xem mình có mắt phải bệnh viêm mũi dị ứng không và nhận hướng điều trị từ bác sĩ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà để bệnh có thể nhanh chóng bị đẩy lùi.
>> CLICK ĐỂ XEM THÊM : BÀI THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Một số phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà:
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý:
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa và vệ sinh mũi, nó giúp loại bỏ bụi bẩn dịch nhầy trong khoang mũi, làm mũi thông thoáng dễ chịu. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước muối sinh lý vì nó có nồng độ phù hợp với cơ thể tránh tự pha nước muối để sử dụng nếu nồng độ nước muối tự pha quá cao sẽ gây tổn hại đến niêm mạc mũi.
Cách làm: vệ sinh dụng cụ xịt mũi( ống tiêm hay bình xịt)
Đổ nước muối sinh lý vào dụng cụ xị. Cho vòi xịt vào khoang mũi, nếu xịt vào bên phải thì nghiêng về bên trái một góc 45 độ. Trong quá trình xịt chỉ thở bằng miệng, bơm nước muối một cách nhẹ nhàng với lượng vừa phải. Trong quá trình nước muối có thể chảy qua bên mũi còn lại hoặc xuống miệng vì vậy bạn phải thở bằng miệng để tránh bị đau. Sau đó hỉ nhẹ mũi để nước mũi chảy ra ngoài. Thực hiện phương pháp này 2 lần 1 ngày sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy mũi, ngạt mũi, ngứa mũi.
Các bài thuốc đơn giản:
Bạn có thể trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng một số bài thuốc đơn giản từ các loại cây thuốc từ thiên nhiên vừa an toàn lại hiệu quả.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng gừng: không chỉ biết tới như một loại gia vị gừng còn có các công dụng trị bệnh như làm ấm cơ thể, trị cảm cúm, giảm sưng viêm, chữa lạnh bụng, tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể nhai một lát gừng nhỏ khi gặp trình trạng hắt hơi, sổ mũi. Gừng sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng này.
Hoa ngũ sắc: là một loại cỏ dại mọc ở rất nhiều nơi, bạn có thể không biết rằng hoa ngũ sắc hay còn gọi là rau hôi có tác dụng rất bất ngờ trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Bạn chỉ cần lấy một nắm nhỏ hoa ngũ sắc, vài chiếc lá khế đem hai thứ đi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi tẩm bông gòn vào nước rồi đem nút vào lỗ mũi. Mỗi bên thực hiện khoảng 15 rồi lấy ra. Phương pháp này giúp giảm thiểu tình trạng chảy mũi rất tốt. Cách thứ 2 là bạn ngũ sắc 12g, cóc mẳn 10g. Sắc với nước và chia hai lần trước bữa ăn.Hoặc có thể lấy từng loại cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi, nhiều lần trong ngày kiên trì thực hiện sẽ thấy được hiệu quả.
Trì viêm mũi dị ứng bằng tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng lớn acillin, alucogen và fitonxit có tác dụng chống viêm, vì vậy tỏi có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Cách 1: lấy nước tỏi và mật ong trộn đều theo tỉ lệ 1:2, dùng bông thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện khoảng 3 lần liên tục vài ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể. Cách 2: lấy nước tỏi và dầu vừng trộn đều theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng bông gòn sạch thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi. Mỗi ngày, thực hiện 2-3 lần.
Chữa viêm mũi bằng các loại thực phẩm:
Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Trong quá trình điều trị bạn nên tránh các loại thực phẩm có nhiều gia vị, các loại đồ hộp các chất kích thích như rượu bia. Một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung là:
Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C: Vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe. Khả năng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên bổ sung vitamin c từ các loại trái cây tự nhiên sẽ tốt hơn là dùng thuốc như cam, bưởi, quýt,…
Hành tây: trong hành tây có chứa quercetin một loại chất hoạt động như kháng sinh histamin nên nó có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Bạn có thể chưng vài lát hành tây với đường phèn để uống hoặc cho vài lát hành tây vào khăn mỏng để ngửi. Hành tây sẽ làm giảm triệu chứng chảy mũi nghẹt mũi, sưng viêm và ngứa mũi.
Ăn sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị viêm mũi dị ứng. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó làm tăng sức đề kháng trong cơ thể để chống lại bệnh.
Trên đây là một vài cách trị viêm mũi dị ứng tạo nhà rất dễ thực hiện. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây bạn có thể áp dụng các phương pháp trên để bệnh mau chóng được chữa khỏi.