Biểu hiện của viêm mũi dị ứng rất dễ dàng nhận thấy, bạn có thể dựa vào nó để đoán biết mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không và mau chóng thăm khám để bệnh có thể được điều trị một cách nhanh chóng hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh:
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải do nhiều nguyên nhân là do cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng là phù nề sưng viêm niêm mạc mũi điển hình như lông động vật, môi trường sống, phấn hoa, độ ẩm, thời tiết, thực phẩm (hải sản, đậu, sữa,…), hóa chất, virus, vi khuẩn, dị ứng có thể diễn ra ở toàn cơ thể và kể cả đường thở trên trong đó có viêm mũi dị ứng. Người mắc phải viêm mũi dị ứng cũng có thể là do di truyền.
Các loại viêm mũi dị ứng:
Bao gồm hai loại viêm mũi dị ứng cơ bản mà nhiều người thường gặp:
Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô…
Viêm mũi dị ứng quanh năm: gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi… Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…
Đôi khi viêm mũi dị ứng có thể xảy ra do dị ứng với hải sản.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng:
Dựa vào những biểu hiện của viêm mũi dị ứng bạn nên thăm khám để xác định chính xác mình có mắc phải viêm mũi dị ứng không và điều trị nó kịp thời.
- Hắt hơi: người bệnh thường gặp phải tình trạng hắt hơi liên tục, khó kiểm soát
- Chảy mũi: đây là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng, dịch có thể chảy ở một một hoặc hai bên mũi, dịch trong loãng không cô đặc, không có mùi hôi.
- Ngạt mũi: đây là hậu quả của việc sưng viêm niêm mạc và dịch mũi chảy nhiều khiến mũi bị bít tắc làm người bệnh khó thở. Ngạt mũi có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mũi, ngạt mũi khiến người bệnh mệt mỏi, phiền toái.
- Ho: nguyên nhân là do dị ứng hoặc do dịch viêm từ mũi chảy xuống cổ họng gây viêm, đau họng, ngứa họng kèm theo ho khan có thể kèm theo đờm.
- Triệu chứng ở mắt: Ngứa mắt, sưng đỏ mí mắt, chảy nước mắt cũng là một trong những biểu hiện viêm mũi dị ứng mà bạn cần phải lưu ý.
- Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác người uể oải mất tập trung, đau đầu có thể kèm theo sốt nhẹ. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang vì vậy bạn nên thăm khám kịp thời để không dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị.
>>CLICK ĐỂ XEM THÊM: CÁCH TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG DÂN GIAN
Một số mẹo dân gian điều trị viêm mũi dị ứng:
Ngoài việc điều bằng thuốc tây bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.
- Nghệ: Mẹo trị viêm mũi dị ứng với nghệ rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn mật ong và bột nghệ rồi uống một 1 thìa cà phê vào mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu không dùng cách này bạn có thể cho bột nghệ vào các món ăn hằng ngày.
- Rau húng quế: Trong húng quế có chứa nhiều chất kháng histamin rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Húng quế giúp tiêu viêm, được sử dụng rất nhiều để loại bỏ nọc độc côn trùng. Là một loại rau thơm khá phổ biến ở nước ta nên rất dễ tìm, việc ăn rau húng quế hằng ngày sẽ là một mẹo trị viêm mũi dị ứng rất tốt nó có thể làm giảm các tình trạng chảy mũi, ngạt mũi, mùi hương của rau cũng sẽ làm mũi thông thoáng dễ chịu hơn. Bạn có thể ăn kèm rau húng quế với các loại rau khác hoặc cho húng quế vào canh, súp.
- Bạn hái 1 nắm lá lốt, rửa thật sạch với nước muối loãng rồi vò nát cho lá mềm hết ra. Lúc này lá lốt sẽ tiết hết tinh dầu, thuận lợi cho việc điều trị viêm dị ứng rất hiệu quả nó giúp giảm thiểu tình trạng chảy mũi ngạt mũi làm mũi thông thoáng. Dùng lá lốt vò nát nhét trực tiếp vào lỗ mũi, cứ thực hiện như vậy với tần suất 1-2 lần/ngày, liên tục tới khi khỏi hẳn thì dừng lại.
- Trong thời gian điều trị bạn cũng cần phải lưu ý những biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng để bệnh mau chóng được điều trị dứt điểm cũng như tránh mắc và tái phát lại bệnh như lưu ý chế độ ăn uống tập luyện, tránh xa các tác nhân gây bệnh, vệ sinh phòng ốc thoáng mát sạch sẽ, tiêu diệt gián, chuột, nấm, mốc,…
Trên đây là một số thông tin về cũng như biểu hiện của viêm mũi dị ứng mà bạn có thể tham khảo. Khi thấy những biểu hiện viêm mũi dị ứng bạn nên sớm thăm khám để điều trị hiệu quả nhất.