Căn Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng – Mối Lo Không Của Riêng Ai

0
926

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khá phổ biến, mũi sẽ bị sưng viêm do các tác nhân khác nhau như bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết, nhiệt độ cũng có thể là do di truyền,… viêm mũi dị ứng tuy là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Thậm chí nếu để thời gian viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng:

                                                    Dấu hiệu viêm mũi dị ứng
  1. Bệnh viêm mũi dị ứng cũng khá dễ dàng phát hiện quá các dấu hiệu sau đây:
  2. Hắt hơi: khi mắc phải viêm mũi dị ứng người bệnh sẽ bị hắt hơi liên tục, cơn hắt hơi có thể xảy đến đột ngột.
  3. Chảy nước mũi: đây là hiện tượng thường gặp thấy khi bị viêm mũi dị ứng, có thể chảy mũi ở một bên hoặc hai bên lỗ mũi, khi mới bắt đầu nước mũi có trong suốt không có màu nhưng nếu để tình trạng sưng viêm kéo dài nước mũi sẽ chuyển sang màu vàng.
  4. Ngạt mũi: tình trạng dịch nhầy chảy nhiều gây ứ đọng sẽ dẫn đến ngạt mũi khiến người bệnh cảm thấy khó thở, không cảm nhận được mùi.
  5. Đau, ngứa mũi: do dịch mũi bị ứ đọng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và ngứa mũi, ngoài ra người bệnh còn ngứa mắt, ngứa cổ họng, vùng da gần cổ, da ống tai ngoài khi mắc phải viêm mũi dị ứng.
  6. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy đau đầu, viêm họng, người uể oải, cơ thể mệt mỏi mất tập trung.

Phòng chống viêm mũi dị ứng:

                                                      Các cách phòng chống viêm mũi dị ứng

Để viêm mũi dị ứng mau chóng được trị khỏi hay phòng ngày căn bệnh này người bệnh cần phải:

  1. Tránh xa các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng như chó, mèo, chim thuốc lá phấn hoa, các loại hóa chất, nấm mốc, vải lông,…
  2. Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ thoáng mát, giữ vệ sinh cá nhân sinh hoạt lành mạnh.
  3. Có chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi làm việc phù hợp giữ tinh thân thoải mái tránh căng thẳng.
  4. Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh đặc biệt là vùng ngực, cổ, mũi nếu có thể hạn chế ra ngoài vào sáng sớm hay đêm.
  5. Thực hiện các động tác làm ấm vùng mũi vào sáng sớm, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lí.
  6. Sử dụng khẩu trang hoạt tính để tránh bụi bẩn khi ra đường
  7. Điều trị dứt điểm các căn bệnh viêm tai, viêm họng, viêm lợi sâu răng.
  8. Thăm khám điều trị kịp thời khi thấy mắc phải các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc điều trị:

Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ không được tự ý dùng thuốc. Một số loại thuốc điều trị viêm mũi  dị ứng gồm kháng sinh histamin thuốc có thể ở dạng viên nan hoặc dạng xịt, các loại kháng sinh thường được sử dụng hiện nay là loatidin, acrivastin, fexofanadin nhưng chúng thường gây buồn ngủ khi sử dụng.

Các loại thuốc xịt nhỏ loại co mạch như naphazolin, xylomethazolin thường có tác dụng nhanh chóng trong trong việc giảm tình trạng nghẹt mũi nhưng chúng có thời gian sử dụng ngắn hạn trong khoảng 7 ngày. Nếu sử dụng trong thời gian dài thuốc sẽ không còn tác dụng thậm chí tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thuốc nhỏ mũi loại co mạch không được tùy tiện sử dụng khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị và tuyệt đối không sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ em.

Nhóm thuốc chứa corticoid cũng được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Chúng có được điều chế thành dạng hít, trở thành các hạt nhỏ li ti để bán vào niêm mạc mũi, có tác dụng điều trị nhanh chóng.

>> CLICK ĐỂ XEM THÊM: THUỐC NHỎ MŨI TRỊ VIÊM XOANG

Một số bài thuốc dân gian đơn giản:

                                                      Một số loại thuốc điều trị hiệu quả

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây bạn cũng có thể dùng các loại cây thuốc để trị căn bệnh này:

  • Cây cứt lợn: là loại cây cỏ mọc dại ở nhiều nơi trên nước ta, có lẽ sẽ có nhiều người không ngờ đến tác dụng điều trị bệnh tuyệt vời từ nó. Cây cứt lợn có khả năng làm giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi và sổ mũi nhức đầu. Bạn chỉ cần lấy một vài lá cây đem rửa sạch với nước muối sau đó vắt lấy nước, dùng nước thấm vào bông gòn rồi nhét vào mũi để khoảng 15 phút.
  • Lá ngải cứu: lá ngải cứu có tác dụng giảm đau kháng viêm nên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Lấy 100g ngải cứu, nhặt lấy lá và ngọn thân non. Đem rửa qua nước nhiều lần rồi đem phơi khô ở nơi có gió nhẹ mát mẻ cho khô bớt. Khoảng 8 giờ thì đem giã cho lá tơi ra và cuốn vào trong một miếng giấy nhỏ thành hình điếu thuốc và đốt  trên một số huyệt trên đỉnh đầu. Cách này cần phải tìm hiểu rõ ở thầy thuốc và khi hơ cần phải cẩn thận.
  • Bèo cái tươi: Khi dùng bèo cái tươi cần loại bỏ rễ hoàn toàn và ngâm nước muối rửa sạch, sấy khô. Lấy bèo cái tươi giã nát rồi pha với một chút nước ấm và lọc lấy nước cốt uống. Hoặc bạn có thể trộn nước cốt lá bèo với 1 thìa mật ong và ít gừng giã hoàn toàn, uống 2 cốc mỗi ngày sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Trên đây là một vài thông tin về căn bệnh viêm mũi dị ứng. Hy vọng nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để điều trị nó một cách hiệu quả.

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here